Cách phân biệt sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh chuẩn nhất

phan-biet-sam-lai-chau-va-sam-ngoc-linh
Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh đều là 2 loài sâm quý hiếm đặc hữu của Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng rất cao Saponin có trong 2 loài sâm này.

Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh đều là 2 loài sâm quý hiếm đặc hữu của Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng rất cao Saponin có trong 2 loài sâm này. Dù vậy, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, thậm chí còn cho rằng chúng là một. Trên thực tế, dù có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng đây vẫn là 2 giống sâm khác nhau. Sieuthisamhanquoc.com.vn sẽ giúp bạn phân biệt một cách chính xác nhất.

Sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu – 2 dược liệu quý giá của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu được xếp vào top những loại nhân sâm quý hiếm nhất hiện nay. Đặc biệt hiện cả hai đều chỉ mới được phát hiện tại Việt Nam, biến chúng trở thành những loài sâm đặc hữu của nước ta.

Sâm Ngọc Linh được đặt tên từ tên núi Ngọc Linh, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum - nơi lần đầu tiên phát hiện ra loài sâm này vào năm 1973. Tên khoa học của sâm Ngọc Linh là Panxa vietnamensis. Nó còn có tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5). Sâm Ngọc Linh là loài sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh ở Kon Tum, Việt Nam

Xem ngay: Đặc điểm và tác dụng nổi bật của sâm Ngọc Linh Việt Nam

Trong khi đó, sâm Lai Châu là loài sâm rất quý và hiếm, mới chỉ được phát hiện ở một số vùng nhỏ tại tỉnh Lai Châu. Loài sâm này được xếp hạng ở mức độ nguy cấp, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam. 

Tên khoa học của sâm Lai Châu là Panax vietnamensis var. fuscidiscus. Nó còn có tên gọi khác là tam thất hoang Mường Tè, tam thất đen.

 sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu hiện chỉ có ở tỉnh Lai Châu nước ta

Xem ngay: Tìm hiểu về sâm Lai Châu – Sâm Lai Châu có tốt không?

Hướng dẫn phân biệt sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh thường bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều đặc điểm tương đồng. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa 2 loài sâm này:

Điểm giống nhau giữa sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

  • Đều là 2 loài nhân sâm quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam, đều thuộc họ Tiết Trúc Nhân Sâm.
  • Cả 2 đều chứa 26 hợp chất saponin tương tự như sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên. Sâm Lai Châu cũng có thành phần saponin Mr2 ( loại saponin đặc trưng của sâm Ngọc Linh). 
  • Cuống hoa đều mọc từ giữa thân, dài từ 8-10cm. Cụm hoa hình cầu, bán kính 3-4cm, hoa có 5 cánh màu vàng nhạt.
  • Quả sâm Ngọc Linh, Lai Châu đều dạng hạch, chuyển từ màu xanh sang đỏ cam khi chín, ở đỉnh hạt có một chấm đen không đều.

sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

Quả sâm Ngọc Linh khi chín
phân biệt sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

Quả sâm Lai Châu khi còn xanh

  • Lá sâm Lai Châu và sâm Việt Nam đều có hình mũi mác, mọc vòng, thường có 5 lá (đôi khi 4-6 lá), mép lá có hình răng cưa, hai mặt có lông mảnh và cứng.
  • Củ của hai loài sâm này đều có 3 phần là thân rễ, củ rễ và rễ con. Khi nhai đều có vị đắng, sau thì ngọt.

Điểm khác nhau giữa sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

  • Thành phần dược chất: Mặc dù đều chứa 26 loại saponin giống nhau, nhưng tổng số lượng và hàm lượng sponin trong sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu là khác nhau.
  • Hoa: Hoa sâm Lai Châu có đĩa mật có màu tím, còn hoa sâm Ngọc Linh có đĩa mật màu nhạt hơn. Mùa hoa sâm Lai Châu cũng đến muộn hơn sâm Ngọc Linh từ 1-2 tháng.
  • Chiều cao, phần thân, lá: Sâm Lai Châu có chiều cao trung bình cao hơn, phần thân khí cũng to hơn, lá dài hơn.
  • Vị lá sâm: Lá sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu khi nhai đều có vị đắng, nhưng sau đó ngọt. Dù vậy, sâm Ngọc Linh có vị hậu ngọt và thơm hơn.
  • Thân rễ: Sâm Lai Châu có thân rễ màu xanh, phần rễ củ màu vàng nhạt, hơi trắng, có xu hướng phát triển giống hình củ cải và to hơn sâm Ngọc Linh. Khi cắt, phần thân và rễ đều có lõi màu vàng, vòng tím ở bên ngoài. Nhưng nếu để ý kỹ có thể phân biệt lát cắt rễ củ sâm Ngọc Linh thường có màu vàng tươi, trong khi rễ củ sâm Lai Châu sẽ có vòng tròn tím nhạt bên ngoài.

Điểm khác nhau giữa sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

Củ sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh khi thái lát

  • Mùi vị: Sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh khi  nhai đều có vị đắng nhẹ, sau đó chuyển qua vị ngọt. Nhưng độ đắng của sâm Ngọc Linh nhẹ hơn, hậu lại ngọt hơn, khi nhai cũng có độ chắc và giòn hơn sâm Lai Châu. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh cũng có mùi thơm mát, dễ chịu hơn so với sâm Lai Châu.
Xem ngay: Rượu ngâm sâm Ngọc Linh bổ dưỡng tăng cường sức khỏe

Giá sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh như thế nào?

Cả sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu đều là những loại sâm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thực tế, giá của từng loại sâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, nguồn gốc, độ tuổi, kích thước, vị trí mua bán và thị trường.

Hiện nay, giá của sâm Ngọc Linh thường cao hơn so với sâm Lai Châu do nguồn cung hiếm hơn và được xem là loại sâm quý nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá của từng loại sâm có thể dao động rất nhiều và còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Tóm lại, sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu đều là 2 loài sâm quý hiếm của Việt Nam, đều là những loài sâm cao cấp, có giá trị kinh tế cao, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và saponin. Nếu như một bên được gọi là « vua sâm » thì bên còn lại cũng là « nữ hoàng sâm ». Cả 2 loài thảo dược quý hiếm này của Việt Nam đều mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sinh lực, bổ thận tráng dương, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa… Liên hệ Hotline: 0836 355 666 để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn về 2 loại sâm này.


Hồng Sâm Hàn Quốc

Hắc Sâm - Cao Hắc Sâm



Hotline: 0836 355 666